Pages

Bát chánh đạo - Con đường đơn giản để đạt được Giới Định Tuệ mà Buddha giảng dạy

Bát chánh đạo - Con đường đơn giản để đạt được Giới Định Tuệ mà Buddha giảng dạy

Sau khi đạt Chính quả ở Gaya, Bài pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi Ngài đắc đạo là Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta).

Bài pháp này được thuyết giảng tại vườn Lộc Uyển (Sarnath), gần thành Ba La Nại (Varanasi) cho năm người bạn đồng tu khổ hạnh trước đây của Ngài, nhóm ông Kaundinya (Kiều Trần Như). Dù ngắn gọn, nhưng bài thuyết pháp này được xem là một trong những bài giáo lý quan trọng nhất của ngài. 


Nội dung cốt lõi của Kinh Chuyển Pháp Luân chính là Tứ Diệu Đế, bốn chân lý cao quý về:

Khổ Đế (Dukkha): Sự thật về khổ đau trong cuộc đời.

Tập Đế (Samudaya): Sự thật về nguyên nhân của khổ đau, đó là ái dục và sự bám chấp.

Diệt Đế (Nirodha): Sự thật về sự chấm dứt khổ đau, tức là Niết bàn.

Đạo Đế (Magga): Sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau, đó là Bát Chánh Đạo.

Bài pháp này đánh dấu sự khởi đầu của bánh xe Pháp (Dharma) và sự thành lập Tăng đoàn (Sangha), nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo sau này.

Đoạn  trích trong phim "Cuộc Đời Đức Phật":



Ta sẽ chuyển bánh xe pháp, làm cho pháp ấy truyền khắp bốn phương, giờ đây ta đem trí tuệ mà ta chứng được giảng lại cho các vị nghe.

Buddha: Trong cuộc hành trình này các vị là những đệ tử đầu tiên của ta.

A-nhã Kiều-trần-như: Lòng từ bi của ngài Vô Cùng Tận


Buddha giảng pháp:

-      Do vô minh mà có sự khổ đau, mê lầm và cả sự lo lắng.

-      Tham lam, phẫn nộ, ngạo mạn, vọng tưởng, đố kỵ, sợ hãi, đều do vô minh mà phát sinh ra.

-      Ảo tưởng lại tương phản với sự vô minh, ảo tưởng có hai mặt đối lập, giữ vững Lý Trung Đạo, không nghiêng bên này hay bên kia, không để xác thân đói khát, cũng không đam mê nơi dục vọng, chuyên chú vào trung đạo.

-      Nếu như nhận thức được tà ác Chỉ là ảo tưởng, vậy thì tất cả mọi phiền não sẽ tự tiêu tan, chúng ta liền cảm nhận được tình thương và sự bao dung, bản chất của hai loại Cảm xúc này đều giống nhau nếu cảm nhận được như vậy thì mọi oán hận đều không còn, người đối xử tàn ác với chúng ta, ta cũng có thể thấu hiểu.

-      Hiểu và đến khi cánh cửa trí tuệ đã được mở ra, điều còn lại chỉ là lòng bao dung mà thôi.


-      Trong khi thiền định nếu trong Tâm Khởi lên vọng tưởng, trí tuệ có thể giúp ta phân biệt rõ chân lý và sự vậtphân biệt rõ ta và người, 

-      Con người thường bị tình cảm trói buộc, mà tham lam chính là nguyên nhân khiến con người rời xa chân lý.

-      Trong vòng luân hồi từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi, chúng ta sợ hãi bệnh tật và chết chốc điều đó chỉ làm tăng trưởng vô tri và sợ hãi của chúng ta mà thôi.

-      Do đó cần phải Đoạn Trừ tất cả vọng tưởng, Một khi bước ra khỏi vọng tưởng thì sinh mạng cũng sẽ được tự do thoát khỏi sự tù túng.

-      Thanh tịnh, An Định, Hòa Bình.

-      Tứ Thánh Đế chính là bốn sự thật cao quý”

ü  Sự thật thứ nhất: - Không ai có thể tránh được đó là khổ: Nó theo chúng ta như bóng theo hình.

ü  Sự thật thứ hai: - Nguyên nhân của khổ đau: vì ngu Muội, tham lam sân giận, sầu não, lo lắng, sợ hãi và thất vọng, chấp ngã.

ü  Sự thật thứ ba: - Chấm dứt khổ đau: đó là trí tuệ, hiểu biết sự thật, về bản thân, về cuộc đời, trí tuệ và cái thấy này đưa đến chấm dứt khổ đau và phát sinh sự An Lạc.

ü  Sự thật thứ tư: -  Con đường diệt khổ: đó là Bát Chánh Đạo, được nuôi dưỡng Bằng tỉnh thức chánh niệm đưa đến định và tuệ, giải thoát mọi sự khổ đau.

     A-nhã Kiều-trần-nhưCon đường ấy là gì?

     - Buddha:  đó chính là Tám con đường chân chánh,

       1.    Nhờ có sự thấy biết như thật    Chánh kiến

       2.    Tư duy như thật                         -  Chánh tư duy

        3.    Suy nghĩ như thật                       Chánh niệm

        4.    Nói năng như thật                      - Chánh ngữ

        5.    Việc làm Chơn Chánh               -  Chánh nghiệp

        6.    Đời sống Chơn Chánh              - Chánh mạng 

        7.    Siêng năng Chơn Chánh          -  Chánh tinh tấn

         8.    An trú tâm chân chánh             - Chánh định

-    Sẽ dẫn dắt hành vi của chúng ta, ta là bậc Giác Ngộ, ta chính là Pháp, ta đã chứng được con đường ấy và sẽ giúp cho chúng sinh được giải thoát niết bàn.



Buddham saranam Gacchami 

Dhammam saranam gacchami. 

Sangham saranam gacchami

Chúng ta hãy nương tựa theo giáo pháp của Đức Phật Buddha để có được trí tuệ, đạt được giác ngộ.

Bát Chánh Đạo có thể phá trừ tất cả nhận thức sai lầm đang cư trú trong mỗi người đang sống trong lầm mê. Không hiểu rõ chánh pháp là gì thì suốt cuộc đời của họ sẽ toàn là khổ đau, bất hạnh. Đây cũng là một trong những bài pháp sau cùng Đức Phật giảng lại trước khi nhập đại niết bàn. 






Comments

Đạo Phật là đạo làm chủ 04 nổi khổ của đời người

1- Làm chủ sinh: Không còn tham sân si mạn nghi trong đời sống hằng ngày. 2- Làm chủ bệnh: Khi có bệnh thì dùng pháp như lý tác ý đuổi bệnh, dùng ý thức lực đuổi bệnh, không để bệnh đeo bám cơ thể, không nằm giường bệnh, không ngồi xe lăn, không để cơ thể đau nhức, không làm phiền người khác chăm sóc. 3- Làm chủ già: Khi về già không bị mất trí nhớ, lẫm cẫm, luôn quắc thước, minh mẫn, không cần người thân, con cháu chăm sóc. 4- Làm chủ chết: tức khi muốn kết thúc sự sống, chỉ cần nhập thiền định, nhập tứ thiền, yêu cầu cơ thể tịnh chỉ hơi thở là cơ thể nghe theo lệnh chấm dứt sự sống. Sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.